thumbnail

Tình trạng thiếu container rỗng ảnh hưởng nhiều đến hạt điều Việt Nam

Diễn biến phức tạp của làn sóng Covid-19 lần thứ 4 cùng với tình trạng thiếu container rỗng nhiều khả năng sẽ tiếp tục diễn ra trong những tháng tới, giá cước vận chuyển cao được dự báo sẽ kéo dài sang tận năm 2022 sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, vận chuyển hạt điều của nước ta.


https://pagacas.com/gia-hat-dieu-nguyen-lieu-va-thanh-pham-thi-truong-viet-nam-blo79

Theo Cục Xuất nhập khẩu, để bù đắp cho sự sụt giảm, ngành điều Việt Nam sẽ tăng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và một số thị trường khu vực châu Á khác.

Thị trường hạt điều thế giới

Tháng 7/2021, giá hạt điều thô xuất khẩu tại Ni-giê-ri-a ổn định so với tháng 6/2021; giá hạt điều tại Ga-na tăng 5,94%; giá tại Bờ Biển Ngà tăng 8,1% lên mức 1.337,5 USD/tấn.

Theo thông tin từ https:// www.mordorintelligence.com, lượng hạt điều tiêu thụ tại thị trường Đức dự tính sẽ tăng trưởng bình quân 4,1% trong giai đoạn 2020-2025. Đức là một trong những thị trường tiêu thụ hạt điều lớn nhất Liên minh châu Âu. Nhu cầu hạt điều của Đức tăng do nhu cầu từ các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở mức cao. Thị trường hạt điều của Đức tập trung nhiều vào phân khúc đồ ăn nhẹ, trong khi nhu cầu hạt điều và hạt vỡ lại xuất phát từ ngành công nghiệp thực phẩm đang phát triển.

Hà Lan là nhà nhập khẩu hạt điều nhân lớn nhất của châu Âu, chiếm hơn 40% tổng kim ngạch nhập khẩu của khu vực. Trên toàn cầu, quốc gia này chiếm 10% tổng kim ngạch thương mại. Thị trường hạt điều Hà Lan dự tính đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 3,2% trong giai đoạn 2020-2025.

Bên cạnh đó, Ấn Độ là quốc gia tiêu thụ hạt điều lớn nhất thế giới, đạt 1,6 triệu tấn vào năm 2020. Tuy nhiên, dịch Covid-19 khiến nhu cầu tiêu thụ hạt điều của Ấn Độ giảm mạnh do kênh phân phối bị gián đoạn, ảnh hưởng đến giá. Giá hạt điều giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 10-12 năm qua. Giai đoạn 2021 - 2026, thị trường hạt điều Ấn Độ dự kiến sẽ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 4,0%.

Theo Bộ Thương mại Ấn Độ, xuất khẩu hạt điều của nước này trong 4 tháng đầu năm 2021 đạt 36,2 nghìn tấn, trị giá 175 triệu USD, tăng 98,3% về lượng và tăng 22% về trị giá so với 4 tháng đầu năm 2020. 4 tháng đầu năm 2021, diễn biến dịch Covid-19 tại Ấn Độ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu của nước này.

Trong bối cảnh xuất khẩu sang các thị trường Hà Lan, Nhật Bản giảm, Ấn Độ tăng mạnh xuất khẩu sang Việt Nam (chủ yếu là hạt điều có mã HS 080131).

Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế, tháng 5/2021, xuất khẩu hạt điều của Bra-xin đạt 1,55 nghìn tấn, trị giá 9,73 triệu USD, tăng 42,4% về lượng và tăng 44,3% về trị giá so với tháng 5/2020.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hạt điều của Bra-xin đạt 6,32 nghìn tấn, trị giá 40,33 triệu USD, tăng 0,9% về lượng, nhưng giảm 11,1% về trị giá so với 5 tháng đầu năm 2020. 5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hạt điều của Bra-xin sang hầu hết các thị trường chính tăng, ngoại trừ Ý.

Trị giá xuất khẩu hạt điều Quý II/2021 ghi nhận mức cao kỷ lục

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong quý II/2021 đạt 160,1 nghìn tấn, trị giá 980,91 triệu USD, tăng 42,7% về lượng và tăng 49,3% về trị giá so với quý I/2021, so với quý II/2020 tăng 24,1% về lượng và tăng 20,6% về trị giá. Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 273,54 nghìn tấn, trị giá 1,65 tỷ USD, tăng 21,8% về lượng và tăng 10,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Theo ước tính, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong tháng 7/2021 đạt 50 nghìn tấn, trị giá 324 triệu USD, giảm 14,9% về lượng và giảm 12,3% về trị giá so với tháng 6/2021; so với tháng 7/2020 tăng 19,6% về lượng và tăng 33,5% về trị giá. Tính chung 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam ước đạt 324 nghìn tấn, trị giá 1,97 tỷ USD, tăng 21,4% về lượng và tăng 14% về trị giá so với 7 tháng đầu năm 2020.

Dự báo xuất khẩu hạt điều trong quý III/2021 tăng trưởng khả quan nhờ nhu cầu nhập khẩu của các thị trường Hoa Kỳ, châu Âu tăng theo yếu tố chu kỳ.

Tuy nhiên, diễn biến phức tạp của làn sóng Covid-19 lần thứ 4 sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, vận chuyển hạt điều của nước ta. Tình trạng thiếu container rỗng nhiều khả năng sẽ tiếp tục diễn ra trong những tháng tới, giá cước vận chuyển cao được dự báo sẽ kéo dài sang tận năm 2022. Để bù đắp cho sự sụt giảm, ngành điều Việt Nam sẽ tăng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và một số thị trường khu vực châu Á khác.

Khu vực thị trường xuất khẩu Quý II/2021, trị giá xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang hầu hết các châu lục tăng so với quý I/2021, ngoại trừ Châu Phi. So với quý II/2020, xuất khẩu hạt điều sang hầu hết các châu lục tăng, ngoại trừ Châu Đại Dương.

Tỷ trọng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang châu Mỹ và châu Âu trong tổng trị giá xuất khẩu hạt điều của cả nước giảm lần lượt từ 36,79% và 30,01% trong quý II/2020, xuống còn 33,48% và 27,96% trong quý II/2021. Ngược lại, tỷ trọng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang châu Á tăng từ 28,02% trong quý II/2020, lên 33,59% trong quý II/2021.

Thị trường xuất khẩu Quý II/2021, cơ cấu xuất khẩu hạt điều của Việt Nam có sự chuyển dịch. Tỷ trọng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang các thị trường Hoa Kỳ, châu Âu giảm, trong khi xuất khẩu sang một số thị trường châu Á tăng, điển hình là Trung Quốc.

Quý II/2021, xuất khẩu hầu hết các chủng loại hạt điều tăng so với quý I/2021, ngoại trừ hạt điều W450. So với quý II/2020, xuất khẩu hầu hết các chủng loại hạt điều tăng, ngoại trừ hạt điều LP và SP. Tỷ trọng xuất khẩu hạt điều W320 và W240, trong khi tỷ trọng xuất khẩu hạt điều W180 tăng từ 3,9% trong quý II/2020 lên 5,41% trong quý II/2021.

6 tháng đầu năm 2021 so với 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu hầu hết chủng loại hạt điều tăng, ngoạiP và SP. Trong đó, xuất khẩu một số chủng loại hạt điều ghi nhận mức tăng trưởng cao như: W180 tăng 98,1%, đạt 80,41 triệu USD ; DW tăng 231,7%, đạt 29,9 triệu USD.

Dung lượng thị trường nhập khẩu hạt điều của 10 thị trường lớn và thị phần của Việt Nam

Những tháng đầu năm 2021, giá hạt điều ở mức thấp trong nhiều năm gần đây đã ảnh hưởng đến trị giá nhập khẩu mặt hàng này. Trong 5 tháng đầu năm 2021, trị giá nhập khẩu hạt điều của hầu hết các thị trường lớn giảm so với 5 tháng đầu năm 2020, ngoại trừ Pháp, Ca-na-đa, Thổ Nhĩ Kỳ. Ngành điều Việt Nam đã khẳng định được vị trí nhà cung cấp số 1 tại hầu hết các thị trường nhập khẩu lớn.

Trong 5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hạt điều giảm chủ yếu do nhu cầu thị trường giảm. Thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của hầu hết các thị trường lớn tăng so với cùng kỳ, trừ thị phần tại thị trường Hoa Kỳ, Anh và Thái Lan giảm. Trong bối cảnh làn sóng Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, ngành điều Việt Nam sẽ vẫn phải đối mặt với khó khăn trong ngắn hạn, do các biện pháp giãn cách xã hội được thắt chặt hơn.

Giá cước phí tăng cao khiến giá hạt điều của Việt Nam khó cạnh tranh so với sản phẩm từ Ấn Độ, Bra-xin. Do đó, ngành điều Việt Nam cần khai thác tốt các thị trường trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và một số thị trường ngách của Liên minh châu Âu. Mở rộng hình thức vận tải được sẽ giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ. Đoàn tàu hỏa chở container thẳng từ Hà Nội sang Bỉ, đánh dấu mở thêm tuyến đường vận tải vào sâu trong nội địa châu Âu, sẽ giúp hoạt động lưu thông hàng hóa của Việt Nam thuận lợi hơn.

Thị trường Hoa Kỳ: 5 tháng đầu năm 2021, trị giá nhập khẩu hạt điều của Hoa Kỳ đạt 389,81 triệu USD, giảm 17,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam đạt 341,61 triệu USD, giảm 17,7%. Thị phần hạt điều của Việt Nam chiếm 87,64% trong tổng giá trị nhập khẩu của Hoa Kỳ trong 5 tháng đầu năm 2021, thấp hơn so với 88,22% trong 5 tháng đầu năm 2020. Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ hạt điều lớn.

Thị trường hạt điều khu vực Bắc Mỹ (chủ yếu là Hoa Kỳ) được dự báo sẽ tăng trưởng bình quân 4,3%/năm trong giai đoạn 2020 – 2025. Do đó, tiềm năng xuất khẩu hạt điều vào thị trường Hoa Kỳ rất lớn.

Thị trường Pháp: 5 tháng đầu năm 2021, trị giá nhập khẩu hạt điều của Pháp đạt 52,95 triệu USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, Pháp tăng mạnh nhập khẩu từ Việt Nam, mức tăng 36,2%, đạt 34,41 triệu USD. Thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Pháp chiếm 64,99% trong 5 tháng đầu năm 2021, cao hơn so với 55,41% trong 5 tháng đầu năm 2020. Pháp là thị trường nhập khẩu hạt điều lớn thứ 3 tại EU, tốc độ nhập khẩu tăng trưởng bình quân 7,99%/năm giai đoạn 2015 – 2020.

Thị trường hạt điều Pháp được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. Thị hiếu tiêu dùng của người Pháp sử dụng hạt điều là một món ăn nhẹ phổ biến. Hạt điều ngày càng được sử dụng làm thành phần trong đồ uống từ hạt, chẳng hạn như sữa hạt điều không đường và các sản phẩm sáng tạo khác như sô cô la hoặc đồ ăn nhẹ. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các thương hiệu bán lẻ hạt điều hữu cơ ở Pháp ngày càng tăng.

Thị trường Nhật Bản: 5 tháng đầu năm 2021, Nhật Bản nhập khẩu hạt điều đạt 33,17 triệu USD, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, Nhật Bản giảm mạnh nhập khẩu hạt điều từ Ấn Độ, mức giảm 22,8%, đạt 19,14 triệu USD. Ngược lại, Nhật Bản tăng nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam, mức tăng 4,5%, đạt 12,92 triệu USD.

Thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Nhật Bản chiếm 38,97% trong 5 tháng đầu năm 2021, cao hơn so với 33,09% trong 5 tháng đầu năm 2020. Như vậy có thể thấy, người tiêu dùng Nhật Bản có xu hướng chuyển dần từ tiêu thụ hạt điều Ấn Độ sang hạt điều Việt Nam.

Subscribe by Email

Follow Updates Articles from This Blog via Email

No Comments

About

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.
  • ()